UỐNG ĐÚNG

Sống Khoẻ

Cẩm nang "Uống Nước Đúng Cách" duy nhất tại Việt Nam theo các nghiên cứu khoa học, giúp mọi người có cuộc sống khoẻ mạnh hơn.

UỐNG ĐÚNG LÀ GÌ?

"Uống Đúng là hoạt động cung cấp nước cho cơ thể dựa trên phương pháp khoa học, phù hợp với độ tuổi, giới tính và thể trạng mỗi người."

CHÚNG TA NÊN UỐNG LOẠI NƯỚC NÀO?

Chúng ta nên uống nước tinh khiết!

NÊN UỐNG BAO NHIÊU NƯỚC MỘT NGÀY?

BAO NHIÊU LÂU NÊN UỐNG NƯỚC 1 LẦN?

"2 lần uống nước liên tiếp nên cách nhau từ 1 tiếng đồng hồ"

MỖI LẦN NÊN UỐNG BAO NHIÊU NƯỚC?

"Kiến nghị bạn nên uống từ 250ml cho mỗi lần uống nước"

6 TRƯỜNG HỢP CẦN UỐNG NƯỚC

1. Uống nước sau khi thức dậy

Súc miệng và uống nước ấm là hành động nên ưu tiên khi bạn vừa ngủ dậy vào buổi sáng. Ngoài việc bù lại lượng nước đã thất thoát sau một đêm dài, nó còn kích thích các cơ quan vận động, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể

2. Uống nước trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ khoảng 1h đồng hồ, bạn nên bổ sung khoảng 200ml nước để ngăn ngừa việc mất nước, đột quỵ, đau tim

3. Trước và sau khi ăn

Uống nước trước khi ăn khoảng 30 phút không những ngăn chặn cơn đói mà nó còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn. Sau khi ăn khoảng 1h đồng hồ là thời điểm uống nước “hoàn hảo” vì nó giúp quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể hiệu quả hơn

4. Trước và sau khi luyện tập thể thao

Bạn nên uống khoảng 250ml nước trước buổi tập khoảng 30 phút vì nó ngăn ngừa mất nước, chuột rút hiệu quả. Sau buổi tập khoảng 1h đồng hồ, khi cơ thể ráo hết mồ hôi bạn có thể bổ sung khoảng 350ml nước để bù lại lượng nước đã mất và cân bằng điện giải trong cơ thể

5. Uống nước khi có bệnh

  • Huyết áp cao: cần uống bổ sung nước vào buổi sáng

  • Bị béo phì: Nên uống một ly nước trước và sau bữa ăn

  • Bị nôn mửa: Nên uống nước muối khoáng

  • Tim mạch: Uống nước trước khi đi ngủ

  • Tàn nhang, thâm nám: Uống 1 cốc nước đun sôi để nguội vàobuổi sáng sớm

  • Đau dạ dày: Uống nước cháo

  • Buồn bực: Uống liên tục nhưng mỗi lần 1 lít

6. Khi mệt mỏi

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu nước nên việc bù đắp ngay một lượng nước hợp lý sẽ kích thích cơ thể hoạt động tốt

NHIỆT ĐỘ NƯỚC PHÙ HỢP

NHỮNG LOẠI NƯỚC BẠN NÊN UỐNG

NƯỚC KHOÁNG

Nguồn nước: Từ những tầng địa chất có chứa một số nguyên tố, khí tự nhiên hay hợp chất khoáng với hàm lượng cao hơn nước bình thường.

Công nghệ sản xuất: Đóng chai tại nguồn, không qua xử lý làm ảnh hưởng thành phần của nước mà chỉ qua kỹ thuật đảm bảo vô trùng.

Thành phần: Hàm lượng khoáng tương đối ổn định, và phải có một số yếu tố đặc hiệu theo quy định của thế giới hoặc theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Công dụng:

- Cung cấp nước và nhiều nguyên tố vi lượng cho sức khỏe, giúp chữa bệnh, làm đẹp.

- Hàm lượng khoáng: >1000mg là nước khoáng trị bệnh, chỉ dùng theo chỉ thị của bác sĩ

Phân biệt bằng vị giác: Khi uống có cảm giác hơi tê đầu lưỡi, thể có vị hơi ngọt/mặn (tùy loại), cảm giác tươi mát

Phân biệt bằng thị giác: Khi rót ra ly có những bọt khí nhỏ sủi lên

NƯỚC TINH KHIẾT

Nguồn nước: Khai thác nguồn nước thủy cục.

Công nghệ sản xuất: Nước sau khi khai thác được đưa vào lọc bằng công nghệ RO (Một trong những công nghệ lọc nước tiên tiến nhất hiện nay) ứng dụng quy trình thẩm thấu ngược trong y tế, kết hợp màng lọc siêu nhỏ giúp nước tinh khiết tới 99%, sạch cặn bẩn, tiệt trùng.

Thành phần: Nước tinh khiết là loại nước chỉ chứa hai thành phần là Oxy và Hydro, gần như không có thành phần vi khoáng.

Công dụng:

- Dùng để giải tỏa cơn khát, an toàn tuyệt đối với mọi đối tượng.

- Tạo môi trường và trực tiếp tham gia vào các phản ứng sinh hóa bên trong cơ thể

Phân biệt bằng vị giác: Nước tinh khiết hoàn toàn không có vị khi chúng ta uống.

Phân biệt bằng thị giác: Nước tinh khiết là loại nước không màu, trong suốt, không có hiện tượng sủi bọt khí.

NƯỚC ION KIỀM

Nguồn nước: Nước Ion kiềm (còn gọi là nước kiềm, nước Pi, nước Hydro, nước Hydrogen, nước Hoàn Nguyên) được tạo ra từ máy lọc nước điện giải.

Công nghệ sản xuất: Tinh lọc nước để tiệt trùng nhưng vẫn giữ tính tự nhiên của nước. Sau đó nước được đem đi điện phân thành các ion H+, OH- (tạo kiềm tự nhiên).

Thành phần: Hàm lượng khoáng ổn định, giàu Hydrogen, pH = 8.5-9.5 rất tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Công dụng: Cung cấp nước và khoáng chất, thanh lọc, giải độc cơ thể (đặc biệt có lợi cho tiêu hóa), chống oxy hóa, có thể dùng để nấu ăn.

Phân biệt bằng vị giác: Vị ngọt dịu tự nhiên

Phân biệt bằng thị giác: Khi rót ra ly, chúng ta sẽ nhìn thấy bóng khí, bọt khí bám quanh thành ly

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

UỐNG ĐÚNG HAY UỐNG SAI?

UỐNG ĐÚNG

  1. Ngồi uống

  2. Uống trước và sau khi ăn ít nhất 30 phút

  3. Uống cả khi không khát nước

  4. Uống từng ngụm nhỏ

  5. Uống nước ngay sau khi thức dậy buổi sáng

  6. Uống Một ít nước trước khi đi ngủ

UỐNG SAI

  1. Đứng hoặc nằm uống

  2. Uống nhiều nước trong khi ăn

  3. Đợi khát mới uống

  4. Uống ừng ực từng ngụm lớn

  5. Uống nhiều ly nước liên tục

  6. Uống nước ngọt thay thế nước lọc

LƯU Ý CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG

TRẺ SƠ SINH

Dưới 6 tháng tuổi: không nên cho uống nước thêm, chỉ uống sữa mẹ là đủ.

Trên 6 tháng tuổi: có thể uống thểm khoảng 59 - 118ml nước tinh khiết mỗi ngày.

TRẺ EM

Trên 1 tuổi: trẻ nặng 10kg cần một lít nước mỗi ngày (kể cả sữa ), trẻ nặng hơn 10kg thì mỗi ngày thêm 50ml nước

Từ 6-11 tuổi: Cần uống trung bình từ 1.300 – 1.500ml bao gồm cả nước, sữa và nước trái cây, tương đương với 6 – 8 ly nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và chuyển hóa tốt.Hạn chế cho trẻ uống các loại nước có ga, nước ngọt, nước giải khát có nhiều đường

MẸ BẦU

Trong quá trình thai nghén, cơ thể bạn cần nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi từng ngày của cơ thể. Nước rất thiết yếu đối với các tế bào máu cũng như phòng ngừa tình trạng khử nước. Nước cũng là thành phần thiết yếu trong sữa mẹ cũng như hỗ trợ quá trình tiết sữa.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai, bạn cần uống khoảng 3 lít nước (10 - 12 cốc nước). Thêm một ly nước sau khi tập luyện nhẹ nhàng.

Nếu là mùa hè thì cần uống thêm 1 - 2 ly nữa (11 - 13 cốc) để bù lại lượng nước bị thất thoát qua đường mồ hôi. Tránh các loại đồ uống chứa cafein như cà phê, co la và trà bởi vì chúng rất lợi tiểu, làm cơ thể bạn nhanh mất nước. Không bao giờ uống nước cho thêm đá viên; tránh uống nước có ga vì dễ đầy bụng.

NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG

Trước khi bắt đầu làm việc (khoảng 8-9 giờ), nên uống thêm một ly nước, giúp tạo tinh thần sảng khoái cho công việc. Nếu bạn là nhân viên văn phòng làm việc trong môi trường máy lạnh thì có thể uống thêm một ly nước nhỏ cách nhau mỗi 1.5 – 2 tiếng để giữ ẩm cho cơ thể, cũng như giảm căng thẳng khi làm việc

Giữa giờ chiều (khoảng 15h), cơ thể cần được cung cấp một ly nước để giảm tình trạng buồn ngủ, tăng khả năng tập trung.

Trước khi rời văn phòng (17h), bạn nên uống thêm một ly nước nhỏ để giảm đói, nhưng đừng uống quá nhiều nước vì sẽ mang lại cảm giác no.

LAO ĐỘNG CHÂN TAY

Khuyến khích dùng nước khoáng để bù các ion khoáng cho cơ thể khi bị mất qua mồ hôi. Không nên uống nhiều nước cùng một lúc mà uống từ từ và chia nhỏ lượng nước uống mỗi lần.

THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU

UỐNG NƯỚC ĐÚNG CÁCH

Hướng dẫn uống nước đúng cách theo khoa học

Đánh giá và so sánh các loại nước uống đóng chai

Chia sẻ hơn 365 công thức đồ uống tốt cho sức khoẻ

Kinh nghiệm sử dụng và tiết kiệm nước sinh hoạt

CLIP UỐNG ĐÚNG

Dr Hiếu: Uống nước thế nào để làn da đẹp

VTV24: Uống nước đúng cách để có cơ thể khỏe mạnh

VTC14: Uống nước sao cho đúng và đủ?

VTC Now: Học uống nước đúng cách